Lượt xem: 175

Tích cực, chủ động, sáng tạo ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Ngày 5/3, đồng chí Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng khảo sát tình hình hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Kế Sách và huyện Long Phú. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Khởi - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Ngọc Nhã - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng; Lê Vũ Đức - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Kế Sách; Lâm Tiến Thạch - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Long Phú; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh liên quan.

 


Đoàn đến tham quan cánh đồng lúa lớn của bà con nông dân tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Thúy Liễu

 

    Đoàn khảo sát đến tham quan mô hình canh tác cây ăn trái ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn của hộ dân tại thị trấn Kế Sách và cánh đồng lớn sản xuất lúa của bà con nông dân trên địa bàn xã Kế Thành, huyện Kế Sách. Thông tin với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, hộ dân có mô hình canh tác cây ăn trái và trồng lúa trong vụ Đông Xuân muộn đã chia sẻ về kinh nghiệm trữ nước ngọt dành tưới cho vườn cây ăn trái bằng cách trữ nước trong ao vườn và gắn hệ thống tưới phun tự động cho toàn bộ diện tích vườn cây, để tưới nước tiết kiệm. Riêng với việc canh tác lúa Đông Xuân muộn nhằm tránh ảnh hưởng hạn mặn, hộ dân tuân thủ đúng lịch khuyến cáo thời vụ của ngành chuyên môn xuống giống, do đó lúa của hộ dân cơ bản đảm bảo né được hạn mặn.

    Thông qua, buổi khảo sát vườn cây ăn trái và việc canh tác lúa của hộ dân tại huyện Kế Sách, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao mô hình canh tác vườn cây ăn trái thích ứng biến đổi khí hậu của hộ dân, đặc biệt là bà con áp dụng hệ thống tưới phun tự động giảm nhân công lao động, tiết kiệm nước khi có mặn diễn ra và với việc canh tác lúa của bà con tại huyện Kế Sách đã đảm bảo vụ lúa Đông Xuân muộn an toàn trước hạn, mặn. Theo đó, đồng chí Lâm Văn Mẫn yêu cầu UBND huyện Kế Sách và các ngành chuyên môn, địa phương tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân trong việc đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác thông tin đến người dân về diễn biến mặn; hướng dẫn hộ dân sử dụng nước tiết kiệm và dự trữ nước ngọt để tưới cho cây trồng khi mặn xảy ra.

    Cùng ngày, đoàn đến khảo sát cống Bà Xẩm và thăm cánh đồng canh tác lúa Đông Xuân muộn trên địa bàn huyện Long Phú.

    Theo lãnh đạo UBND huyện Long Phú, trong vụ lúa Đông Xuân muộn huyện đã xuống giống hơn 6.000 ha, cao hơn cùng kỳ năm trước trên 50%, mặc dù huyện không khuyến cáo nhưng bà con vẫn xuống giống, nguyên nhân là do giá lúa tốt. Hiện tại, diện tích lúa bị ảnh hưởng do ngộ độc phèn, mặn là 541 ha, diện tích bị mất trắng là 32 ha, đây là diện tích lúa do nông dân sạ muộn đúng thời điểm mặn gay gắt nên không tiếp tục chăm sóc. Đối với hệ thống cống, huyện quản lý cống 24/24 giờ để kịp thời mở, đóng cống khi có mặn và cho nước ngọt vào, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất cho bà con nông dân.

    Đồng chí Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng đánh giá cao công tác chủ động ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là các ngành chuyên môn và địa phương đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác ứng phó hạn mặn bằng cách tạo các nhóm facebook, zalo để thông tin về diễn biến mặn thường xuyên, liên tục đến bà con nông dân. Qua đó, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các ngành chuyên môn, các địa phương thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến mặn thông tin đến hộ dân để hộ chủ động sản xuất; phân công nhân viên thủy lợi trực cống 24/24 giờ; triển khai các giải pháp tích cực hỗ trợ bà con nông dân trong sản xuất lúa trong thời điểm mặn gay gắt. Riêng về kiến nghị của địa phương và ngành chuyên môn về nạo vét kênh, xây dựng cống, làm bờ bao đê cồn, các ngành có báo cáo trình UBND tỉnh xem xét giải quyết.

    Trước đó, đoàn đến khảo sát tiến độ thi công Dự án kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu tại huyện Long Phú. Theo đó, dự kiến dự án sẽ đưa vào vận hành vào cuối năm 2024 và trễ lắm là đầu năm 2025. Hiện tại, đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ công trình. Công trình khi đi vào hoạt động sẽ kiểm soát tốt nguồn nước mặn trên địa bàn các huyện: Long Phú, Kế Sách và Châu Thành.

Thúy Liễu



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 60
  • Hôm nay: 7988
  • Trong tuần: 78,695
  • Tất cả: 11,802,015